Menu Hotline: 092.876.7496

Giải đáp thắc mắc: Hóa đơn điện tử có kê khai thuế được không?

Thực chất, hóa đơn điện tử là hình thức thay thế cho hóa đơn giấy, mang đầy đủ chức năng của hóa đơn. Hơn thế, nhờ được ứng dụng công nghệ hiện đại nên loại hình hóa đơn số này giúp cho việc quản lý hóa đơn chứng từ được đơn giản và nhanh chóng hơn. Do đó, hóa đơn điện tử cũng chính là chứng từ kế toán dùng để kê khai thuế.

Chuyển đổi hóa đơn điện tử đã và đang là xu thế tất yếu của mọi doanh nghiệp. Nhiều người dùng thắc mắc: Hóa đơn điện tử có kê khai thuế được không? Kê khai thuế với hóa đơn điện tử có khó hơn với hóa đơn giấy không? Xem ngay bài viết dưới đây để có lời giải đáp chi tiết nhất.

1. Doanh nghiệp dễ dàng kê khai thuế khi dùng hóa đơn điện tử

Hiện nay, khi chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử, một số người dùng có thắc mắc: Hóa đơn điện tử có được kê khai thuế không?

Thực chất, hóa đơn điện tử là hình thức thay thế cho hóa đơn giấy, mang đầy đủ chức năng của hóa đơn. Hơn thế, nhờ được ứng dụng công nghệ hiện đại nên loại hình hóa đơn số này giúp cho việc quản lý hóa đơn chứng từ được đơn giản và nhanh chóng hơn. Do đó, hóa đơn điện tử cũng chính là chứng từ kế toán dùng để kê khai thuế.

Tương tự như hóa đơn giấy, khi tiến hành kê khai thuế, doanh nghiệp cần phải xác định xem đơn vị mình thuộc trường hợp kê khai thuế theo tháng, quý hay năm để tiến hành cho chính xác.

Theo đó, các doanh nghiệp có tổng doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống hay đơn vị bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tiến hành kê khai thuế theo quý. Còn các đơn vị kinh doanh có tổng  doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề là trên 50 tỷ đồng thì tiến hành kê khai theo tháng.

Có hai hình thức kê khai thuế là kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp và kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ. Tùy vào mỗi doanh nghiệp, đặc điểm ngành hàng hóa, dịch vụ mà lựa chọn cách kê khai thuế phù hợp.

  • Kê khai thuế trực tiếp: Là phương pháp tính thuế trực tiếp, doanh nghiệp đóng thuế giá trị gia tăng theo tỷ lệ trên doanh thu (tỷ lệ bao nhiêu tùy theo ngành nghề kinh doanh). Như vậy cứ khi nào có doanh thu là phải đóng thuế GTGT (còn gọi là thuế VAT), không quan tâm đến thuế VAT đầu vào là bao nhiêu vì phương pháp này không được khấu trừ VAT đầu vào.
  • Kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ: Là phương pháp tính thuế doanh nghiệp được khấu trừ thuế đầu vào đầu ra. Nếu thuế VAT đầu vào của kỳ kê khai thuế lớn hơn thuế VAT đầu ra thì DN không phải đóng thuế. Hóa đơn sử dụng là hóa đơn VAT đặt in từ nhà in (mẫu hóa đơn doanh nghiệp có thể tự thiết kế theo ý của doanh nghiệp).

Đa số các doanh nghiệp sau khi thành lập sẽ lựa chọn kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ vì phương thức này có lợi hơn cho các doanh nghiệp trong nhiều trường hợp, đặc biệt là khi doanh thu không bù đắp được chi phí đầu vào. 

Đối với các doanh nghiệp đang áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT nhưng có doanh thu hằng năm trên 1 tỷ đồng, thì ở kỳ kế toán tiếp theo sẽ chuyển sang phương pháp tính thuế khấu trừ căn cứ theo Khoản 1, Điều 12, Thông tư 219/2013/TT-BTC.

2. Nhiều lợi ích vượt trội khi doanh nghiệp kê khai thuế với hóa đơn điện tử

 Hóa đơn điện tử có kê khai thuế được không?

Doanh nghiệp thu nhiều lợi ích khi kê khai thuế với HĐĐT.

Hiện nay, việc kê khai thuế qua thiết bị điện tử đã được áp dụng cho hầu hết các doanh nghiệp tại các thành phố lớn. Trong thời gian tới, căn cứ theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP mới ban hành, việc các doanh nghiệp chuyển sang kê khai thuế bằng hóa đơn điện tử, theo hình thức online sẽ là một tất yếu.

Thực tế, việc sử dụng hóa đơn điện tử nói chung và kê khai thuế với hóa đơn điện tử nói riêng cũng là một việc mà các đơn vị kinh doanh nên nhanh chóng xúc tiến triển khai. Bởi, so với hóa đơn giấy, kê khai thuế với hóa đơn điện tử có nhiều ưu điểm vượt trội hơn:

– Kê khai thuế được thực hiện nhanh chóng mọi lúc mọi nơi với thiết bị điện tử kết nối internet.

– Khi sử dụng hóa đơn điện tử không phải kê khai hóa đơn điện tử đã bán ra mà chỉ cần kê khai phần hóa đơn điện tử mua vào.

– Không cần trực tiếp đến các cơ quan thuế để thực hiện, giảm thiểu tối đa các thủ tục hành chính rườm rà. Tiết kiệm thời gian và công sức cho người nộp thuế và cả cơ quan thuế

– Khi phát hiện sai sót trong bản kê khai thuế, cơ quan thuế cơ quan thuế tự động tra cứu, đối soát thông tin về hóa đơn được lưu giữ trên cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thuế mà không cần phải yêu cầu doanh nghiệp cung cấp lại.

Các bài viết khác

Đối tác chiến lược

Bạn cần tư vấn? Gọi cho chúng tôi ngay bây giờ!
Hỗ trợ 24/7: 092.876.7496