Trong trường hợp hóa đơn xuất sai thời điểm, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt tùy mức độ vi phạm. Bài viết hôm nay từ hoadondientu.edu.vn sẽ tổng hợp những nội dung quy định về thời điểm xuất hóa đơn hợp lệ và mức xử phạt đối với doanh nghiệp xuất hóa đơn sai thời điểm.
1. Một số khái niệm về hóa đơn
Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật (theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 39/2014/TT-BTC).
Về hình thức, hóa đơn có thể phân loại như sau:
- Hóa đơn tự in
- Hóa đơn đặt in
- Hóa đơn điện tử
Trong đó, hóa đơn điện tử trong thời gian tới sẽ thay thế cho các loại hóa đơn tự in và hóa đơn đặt in truyền thống vẫn đang sử dụng trong nền kinh tế. Theo quy định, thời điểm để cac sdoanh nghiệp hoàn tất chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử là ngày 01/11/2020.
2. Hình thức xử phạt doanh nghiệp xuất hóa đơn sai thời điểm
Theo Điểm a, Khoản 3, Điều 11 của Thông tư 10 /2014/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định hóa đơn xuất sai thời điểm sẽ bị phạt tiền. Cụ thể:
- Doanh nghiệp sẽ bị phạt cảnh cáo nếu việc lập hóa đơn không đúng thời điểm không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ. Trường hợp không có tình tiết giảm nhẹ thì phạt tiền ở mức tối thiểu của khung hình phạt.
- Phạt tiền từ 4.000.000 – 8.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi khác lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định.
Mức phạt với hóa đơn xuất sai thời điểm.
3. Thời điểm xuất hóa đơn hợp lệ được quy định thế nào?
Thông tư 68/2019/TT-BTC được ban hành ngày 30/09/2019 quy định thời điểm xuất hóa đơn điện tử hợp lệ.
Theo đó, thời điểm xuất hóa đơn điện tử đối với bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ được quy định như sau:
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
Ngoài ra, cũng trong Điều 4 của Thông tư này, Bộ Tài chính có quy định thời điểm lập hóa đơn điện tử với một số trường hợp cụ thể khác:
- Thời điểm lập hóa đơn cung cấp điện, nước, dịch vụ viễn thông, truyền hình, dịch vụ công nghệ thông tin được bán theo kỳ nhất định sẽ là chậm nhất không quá 07 ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình, dịch vụ công nghệ thông tin.
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Thời điểm lập hóa đơn với tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng:
- Lập hóa đơn vào ngày thu tiền hoặc theo thỏa thuận thanh toán trong hợp đồng với trường hợp chưa chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng.
- Lập hóa đơn vào thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với trường hợp đã chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng.
- Lập hóa đơn chậm nhất không quá 05 ngày kể từ ngày chứng từ dịch vụ vận tải hàng không xuất ra trên hệ thống website và hệ thống thương mại điện tử với các trường hợp mua dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế.
Nói cách khác, những trường hợp hóa đơn xuất không đúng thời điểm quy định trên thì sẽ là hóa đơn xuất sai thời điểm và bị xử phạt theo quy định như đã được nêu trên.