Menu Hotline: 092.876.7496

Chữ ký điện tử là gì? Phân biệt chữ ký điện tử và chữ ký số

Chữ ký điện tử (Tiếng Anh là Electronic Signature) là thông tin đi kèm theo dữ liệu nhằm mục đích xác định người chủ dữ liệu đó. Theo Khoản 1, Điều 21, Luật giao dịch điện tử năm 2005, chữ ký điện tử (Electronic signature) được tạo lập dưới dạng chữ, số, từ, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách logic với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác minh người ký và sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.

Chữ ký điện tử là gì? Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, các giao dịch bằng văn bản điện tử, hợp đồng điện tử ngày càng trở nên phổ biến. Vì vậy, việc sử dụng chữ ký điện tử, chữ ký số là yêu cầu tất yếu. Vậy hai hình thức chữ ký này khác nhau như thế nào?

1. Chữ ký điện tử là gì?

Chữ ký điện tử (Tiếng Anh là Electronic Signature) là thông tin đi kèm theo dữ liệu nhằm mục đích xác định người chủ dữ liệu đó. Theo Khoản 1, Điều 21, Luật giao dịch điện tử năm 2005, chữ ký điện tử (Electronic signature) được tạo lập dưới dạng chữ, số, từ, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách logic với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác minh người ký và sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.

 

Chữ ký điện tử là gì?

Khái niệm chữ ký điện tử.

2. Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử

Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử được quy định theo Điều 24, Luật Giao dịch điện tử, cụ thể như sau:

1. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu chữ ký điện tử được sử dụng để ký thông điệp dữ liệu đó đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu;

b) Phương pháp đó là đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu được tạo ra và gửi đi.

Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật Giao dịch điện tử và chữ ký điện tử đó có chứng thực.”

Mặt khác, theo Khoản 1, Điều 22, Luật Giao dịch điện tử: Chữ ký điện tử được xem là bảo đảm an toàn nếu được kiểm chứng bằng một quy trình kiểm tra an toàn do các bên giao dịch thỏa thuận và đáp ứng được các điều kiện sau đây:

a) Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ gắn duy nhất với người ký trong bối cảnh dữ liệu đó được sử dụng;

b) Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký;

c) Mọi thay đổi đối với chữ ký điện tử sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện;

d) Mọi thay đổi đối với nội dung của thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện.”

Ngoài ra, một số quy định pháp luật về chữ ký điện tử còn được cụ thể tại Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Chính Phủ.

3. Chữ ký điện tử và chữ ký số khác nhau như thế nào?

Hai khái niệm chữ ký điện tử và chữ ký số thường được sử dụng để thay thế cho nhau mặc dù chúng không hoàn toàn giống nhau. Chữ ký số chỉ là một tập con của chữ ký điện tử (hay nói cách khác chữ ký điện tử sẽ bao hàm chữ ký số).

Phân biệt chữ ký điện tử và chữ ký số

Phân biệt chữ ký điện tử và chữ ký số.

Cụ thể, để phân biệt chữ ký điện tử và chữ ký số, có thể căn cứ vào một số tiêu chí như sau:

Về tính chất:

  • Chữ ký điện tử được thể hiện bằng bất kỳ biểu tượng hoặc hình ảnh nào đính kèm với tài liệu, tin nhắn nhằm thể hiện danh tính và sự chấp thuận.
  • Chữ ký số được hiểu như “dấu vân tay” hay “con dấu điện tử”, được mã hóa và xác định danh tính người ký.

Về tính năng:

  • Chữ ký điện tử: Dùng để xác minh một tài liệu.
  • Chữ ký số: Dùng để bảo mật tài liệu.

Cơ chế xác thực:

  • Chữ ký điện tử: Xác minh danh tính của người ký thông qua email, mã pin điện thoại
  • Chữ ký số: Xác minh qua cơ chế ID kỹ thuật số dựa trên chứng chỉ.

Tính bảo mật:

  • Chữ ký điện tử dễ bị giả mạo hơn.
  • Chữ ký số có độ an toàn bảo mật cao, khó bị giả mạo, sao chép.

4. Lợi ích của chữ ký điện tử

Chữ ký điện tử ngày càng được sử dụng phổ biến. Không chỉ là xu hướng của thời đại công nghệ số, chữ ký điện tử còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực:

  • Tiết kiệm thời gian: Việc sử dụng chữ ký điện tử tiết kiệm thời gian hơn so với chữ ký tay truyền thống trong quá trình giao dịch điện tử.
  • Sử dụng linh hoạt: Với chữ ký điện tử, người dùng có thể thực hiện đa dạng các giao dịch như gửi cam kết qua email, ký bằng bút ký điện tử tại màn hình cảm ứng của các quầy tính tiền, ký hợp đồng điện tử,… ở bất kỳ nơi đâu và bất cứ thời gian nào.
  • Đơn giản hóa quá trình chứng nhận: Chữ ký điện tử góp phần giúp các quá trình gửi tài liệu, hồ sơ cho khách hàng, đối tác thuận tiện hơn, không cần gặp mặt trực tiếp.
  • Bảo mật: Chữ ký điện tử giúp bảo mật danh tính của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp một cách an toàn.

Sử dụng chữ ký số thế nào?

Chữ ký điện tử mang lại nhiều lợi ích thiết thực.

Trên đây là một số khái niệm cơ bản về chữ ký điện tử, phân biệt chữ ký điện tử và chữ ký số. Chữ ký điện tử là công cụ không thể thiếu trong thời đại số hóa, các giao dịch đang dần được chuyển lên môi trường điện tử.

Các bài viết khác

Đối tác chiến lược

Bạn cần tư vấn? Gọi cho chúng tôi ngay bây giờ!
Hỗ trợ 24/7: 092.876.7496